Chuyện R&D

Thiết kế vị nhân sinh – Human Centered Design


Human Centered Design - Thiết kế vị nhân sinh
Human Centered Design – Thiết kế vị nhân sinh

Mấy hôm trước tôi đã từng chia sẻ
Ba chân kiềng trong một cách tư duy
Mọi nghĩ suy theo cách nhà thiết kế
Giải vấn đề lợi ích cả ba bên.

Nay tiếp nối như một lời đã hẹn
Cụ thể, sâu, thực tiễn một quy trình
Lấy con người là trung tâm thiết kế
Sản phẩm nên từ trải nghiệm người dùng
Tên nguyên gốc – từ khóa dùng để kiếm
“Human Centered Design”
Hay Việt hóa như tôi thường vẫn gọi
Quy trình này – “thiết kế vị nhân sinh”.

Hiểu khách hàng thực tâm bằng đồng cảm 
Giải vấn đề từng thông số chi ly
Khơi ý tưởng dẫu điên rồ cũng kệ
Mẫu thật nhiều để rõ đủ tính năng
Và bước cuối luôn luôn là thử nghiệm
Cả cứng mềm, cả thực tiễn kinh doanh

Năm bước chính, một quy trình khép kín
Thực tế cao và hiệu quả rõ ràng
Nhu cầu có, sản phẩm thành đáp ứng
Không chỉ theo mà còn gợi người dùng
“Tôi tưởng mơ mà không ngờ có thật
Quá tuyệt vời, sao có thể bỏ qua?”

Đánh giá sản phẩm

[Review] KOTO – những mảnh ghép sáng tạo


Bối rối thật đấy, tập tành viết bài đánh giá sản phẩm mà chẳng biết bắt đầu thế nào. Rất lắm ý tưởng nhưng lại chẳng có cái nào có thể tự nhiên trôi chảy gõ thành văn như những lần ngẫu hứng viết “lăng nhăng”. Có lẽ nào hai cái bán cầu não của mình giờ bị chứng đa nhiệm, chẳng tách bạch riêng rẽ từng chức năng được nữa …

Mô hình phi thuyền
Mô hình phi thuyền

Thằng con mình được hơn 4 tuổi, đang đi học mẫu giáo. Chẳng như nhiều đứa trẻ khác thích chơi những trò đơn giản, màu mè, cu cậu chỉ khoái những trò, nhiều khi, phải đau đầu hoặc thật khéo léo mới làm được. Và một trong số những trò được nó thích nhất là xếp – ghép hình, từ tranh ghép cho đến các trò lắp ghép dạng lego. Nghe cô giáo kể lại, ở lớp mẫu giáo nhỡ, cu con thích chơi trò xây dựng, dùng các mẩu gỗ để ghép thành nhà cửa, là trò chơi khó nhất với bọn trẻ cùng lứa vì đòi hỏi tư duy về hình khối, trí tưởng tượng, sự tập trung và kỹ năng khéo léo. Vậy mà nó chơi tốt, thậm chí còn được làm đội trưởng của mấy bé lớn hơn. Một lần, đưa cu cậu đi mua đồ chơi, đến cửa hàng là nó săm săm xông thẳng vào chọn 1 bộ ghép gỗ. Bộ này chỉ có 50 thanh mà những ví dụ minh họa đưa ra toàn là loại cần 100 thanh trở lên với giá không hề rẻ cho việc sản xuất đơn giản của nó. Từ đó, mình mới để ý tìm mua bộ sản phẩm tương tự với giá cả hợp lý, dễ chấp nhận hơn làm quà cho con. Và bộ ghép gỗ KOTO mình nhắc đến ở đây là một sản phẩm, theo cá nhân mình đánh giá, phù hợp với các tiêu chí đó, 245k cho 200 thanh gỗ ghép theo giá đang được phân phối tại http://bongbay.vn của ông bạn Cấn Đình Việt.  Tiếp tục đọc “[Review] KOTO – những mảnh ghép sáng tạo”

Chuyện R&D

Chuyện cái ấm trà


Hắn là con buôn, đích thị là một con buôn dù cái nguồn gốc xuất xứ của hắn chẳng mấy liên quan đến các chiêu trò kinh tế. Nếu có mắc mớ gì thì may ra chỉ dính chút xíu cái tên xiên tặc cho ngành học của hắn, ngành Cò Kè của một cái trường nổi tiếng về kỹ thuật chế biến Bò Khô. Còn bây giờ, đúng như vừa giới thiệu, hắn là con buôn thật đấy. Việc chính thì hắn buôn những gì liên quan đến sản xuất, nhất là mấy cái cờ nờ cờ. Việc không chính lắm là hắn buôn trà, những loại đặc biệt ngon được tuyển chọn cẩn thận, đơn giản là bởi vì hắn nghiện, nghiện thưởng trà.

Chén trà đặc sánh nghi ngút khói. Hắn trầm ngâm hít một hơi dài rồi khẽ nhấc lên nhấp nhẹ từng ngụm nhỏ. Nhăn mày nhíu trán đến tệ, hắn lại trầm ngâm đặt chén xuống cái bàn trà gân guốc ghép từ mấy khúc bằng lăng khô trắng. Đã cả tiếng rồi hắn vẫn trầm ngâm với cái nét mặt nhăn nhúm khổ sở như thế.

Trà của hắn ngon. Ai thử rồi cũng đều thừa nhận thế, kể cả các bậc cao niên đã lão luyện trong nghề. Nhưng lại cũng chẳng ít người phàn nàn “kiếm đâu ra cái ấm pha trà ngon như của hắn”. Vậy là … tại sao không chứ? Hắn nhạy lắm, dù gì thì cái máu con buôn cũng đã ngấm sâu vào người hắn rồi. Nét mặt hắn giãn dần ra, trà ngon ấm chuẩn, cơ hội đây chứ đâu. Tiếp tục đọc “Chuyện cái ấm trà”

Chuyện R&D

Design Thinking – Tư duy theo cách nhà thiết kế


Đơn giản là trò chuyện
Chẳng phải vần hay xuôi
Ai dừng chân hứng thú
Đàm đạo kiếm tri âm 

Đã bao giờ bạn tò mò tự hỏi
Sản phẩm nọ kia sao lắm khách đợi chờ?
Công nghệ không cao, giá thành chẳng rẻ
Khách vẫn chực chầu, dằng dặc xếp hàng trông.

Sản phẩm khác bình thường quen đến nỗi
đã chọn mua chẳng phải đắn đo nhiều
Nhưng giữa chuỗi bao thứ đều như hệt
tại làm sao chỉ có nó được nhiều?

Từ bình dân cho đến đồ siêu phẩm
Từ rẻ bèo đến mức giá siêu cao
Sản phẩm nào chỉ làm ra đến vứt
nghịch chơi chơi, chẳng cần có khách hàng?

Trăm sản phẩm, ngàn con đường tới đích
Điểm gì chung dù khác biệt rất nhiều?
Giữ đam mê tìm tới tường gốc ngọn
Tôi biết đôi điều, nay sẽ kể bạn nghe

IDEO Design Thinking
IDEO Design Thinking

Câu chuyện ấy, khởi đầu từ rất nhỏ
Ý tưởng trong đầu, hiện thực hóa ra sao?
Trăm cách thức, ngàn quy trình quen lạ
Chọn cái nào hay cứ THỬ – SỬA – SAI?

Gặp vấn đề là có ngay giải pháp
Khó khăn nào cũng có cách vượt qua
Tư duy ấy, Design Thinking nhé
Mọi nghĩ suy theo cách của “đì zai”

Một tư duy, ba chân kiềng vững chắc
Một phương châm, ba yếu tố hài hòa
Khách hàng muốn, tôi làm gì đáp ứng
Mang lại gì, lợi ích có hay không?

Bussiness – sản phẩm nào không bán?
Customer – ai bảo kệ khách hàng?
Technical – phải chăng làm mọi giá?
Bạn chọn hướng nào, hay cân đối cả ba?

Tư duy ấy thành quy trình thực tiễn
Đặt con người ở vị trí trung tâm (*)
Hiểu thật sâu, tận đến người dùng cuối
Không lửng lơ chỉ mỗi khách đặt hàng

Quy trình ấy đặt trong vòng hợp tác
Bán – Mua – Làm chặt chẽ cái bắt tay
Sợi dây nối là phản hồi, phản biện
Liên tục không ngừng, cải tiến để tốt hơn

Và xuyên suốt – một tinh thần hứng khởi
Không ngại ngần, chùn chí hoặc bi quan
Mọi con đường chỉ thành khi đi mãi
Phức tạp nhiều – chia nhỏ, giản đơn luôn.

Bạn sẽ hỏi “nghe thấy từ thiết kế
vậy phải chăng người kỹ thuật mới cần?”
Nhưng khi hiểu, sẽ thấy điều rất khác
Mọi vấn đề đều áp dụng được luôn
Từ bữa cơm như hàng ngày vẫn nấu
Từ phục trang khi bạn khoác lên người
Từ quan hệ người với người rối rắm
Đến kinh doanh, sản xuất một mặt hàng
Xa hơn nữa là tầm nhìn, định hướng
Là tương lai, trừ khi … bạn chết rồi.

Chút bổ sung trước khi … phần kế tiếp
Sản phẩm hay đừng chỉ gỗ hay sơn
Yêu sét đánh đầu tiên từ cảm xúc
Tốt hơn người để muốn chẳng rời xa
Và mức giá đừng để nuôi hối tiếc
Lệch một điều là ương dở dở ương.
Nếu chẳng đẹp, bao nhiêu người muốn có?
Chất lượng tồi, ai muốn cái tiếp theo?
Bát gạo đồng tiền, liệu có đáng để mua?

Viết đã dài, thêm nữa thành thừa chữ
“Vị nhân tâm” (*) xin hẹn ở phần sau
Tự nâng tầm, bạn muốn chậm hay mau
Đàm đạo đã, đừng ngại ngần hơn kém.

————————-
(*): Human Center Design: thiết kế đặt con người ở vị trí trung tâm.

Chuyện R&D

[Hành trình đất phương Nam] IDK3 – Kỹ thuật phát triển ý tưởng


Tặng mấy nhóc IDK3 Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long)
Chúc các nhóc luôn tự tin trong cuộc sống, học tập và công việc.

Nhặt  ý tưởng chính từ trong cuộc sống ...
Nhặt ý tưởng chính từ trong cuộc sống …

Biển bao la từ trăm nguồn suối nhỏ
Trí khôn ta từ tri thức mỗi ngày
Để ý tưởng không chỉ dừng ý tưởng
Điểm khởi đầu không phải chỗ dậm chân
Khơi sáng tạo, hòa trí tâm uyển chuyển
Vạn sự thành dẫu khởi điểm nhỏ nhoi.

Ý tưởng hay đâu cứ cần hoành tráng
Chỉ giản đơn làm cuộc sống tốt hơn
Nơi phát xuất cũng chính từ cuộc sống
Có vấn đề là giải pháp nảy sinh.

Nhưng mọi thứ đâu tự nhiên hoàn thiện
Ý tưởng hay đâu có tự nhiên hay
Không chọn lọc, mẹ thành công chắc chắn
Đánh giá nhầm cũng miễn gặp thằng con.

Chia bó đũa sẽ không còn cứng chắc
Tách lẻ loi, cây nào nổi nên non
Một trí khôn đâu có bằng cả đội
Một cá nhân so cả nhóm ra gì?
Đừng nên ngại chuyện chín người mười ý
Biết khoanh vùng, ý tưởng khắc tập trung.

Một cá nhân chỉ góc nhìn phiến diện
Góp đa chiều, hoàn thiện sớm mau hơn
Cùng tiêu chí, tăng công bằng so sánh
Xếp ưu tiên, theo thời điểm, rõ ràng
Giải khô khan bằng những điều gần gũi
Lọc V.R.I.N cũng đâu quá khó nhằn
V – giá trị – là những gì ta được
Hiếm – R – khác biệt của riêng ta
Khó bắt chước – bảo vệ điều ta có
Khó thế thay – ta có thứ khách cần.
Khi sàng lọc, không một lần duy nhất
Ít hay nhiều tùy mức độ chi ly.

Chọn lọc xong, đừng quên cần đánh giá
Thật hay hư xác định ở bước này
Ba tiêu chí Real – Win  và Worth It
Thật nhu cầu? Ta được? Liệu ta nên?
Những câu hỏi chỉ cần không hoặc có
Tính phần trăm để đánh giá khả thi
Tùy thời điểm, tùy theo mức lạ quen
Hoàn thiện tiếp hay là luôn lập tức?

Dặn mấy nhóc đừng trói trong kiến thức
Thằng hay thua còn linh hoạt do người
Khi đã biết đừng quên điều có ích
Tiến hay dừng đều có cách đong đo
Trước mọi việc chẳng có gì phải lo
Tiêu chí đó thuyết phục người chắc chắn.

Chuyện R&D

Nhìn đâu cũng thấy ý tưởng hay …


Một buổi ngồi cafe vỉa hè với một bạn Việt Kiều đang muốn tìm cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam. 
Nhâm nhi cốc cafe, bâng quơ ngắm đường phố và nói chuyện trên trời dưới đất. Rất vô tình như đã thành thói quen, những kiến thức về phát triển sản phẩm cứ lan dần vào câu chuyện khiến mình chỉ nhìn xung quanh thôi mà đã thấy rất nhiều những ý tưởng, những cơ hội kiếm tiền. Những ý tưởng đó … biết đâu đấy, có thể gợi lên trong một ai đó… những đồng tiền nhỏ, tích tiểu thành đại. Còn với mình, có làm ý tưởng đó hay không lại là một câu chuyện khác … 

Dạo gần đây, ở các thành phố lớn, mọi người đang rộ lên sự quan tâm về câu chuyện của những người bán cafe dạo. Trong câu chuyện của mình, bạn mình không tin rằng kiểu cách bán cafe đó có thể làm giàu được. Bạn cho rằng mỗi cốc cafe lãi chẳng nhiều, còn phụ thuộc thời tiết cũng như sức khỏe của người bán, có hôm khỏe đi nhiều bán nhiều thì cũng có hôm yếu chẳng bán được bao nhiêu. Nhưng hãy thử đổi cách nghĩ mà xem, một người thì vậy nhưng nhiều người thì sao? Tập hợp mọi người lại, thống nhất về phương tiện và đồng phục, đầu tư nguồn hàng và cách pha chế đảm bảo chất lượng, phân chia các khu vực bán hàng và minh bạch hình thức chia sẻ lợi nhuận … Một cốc cafe có thể chỉ lãi 2000 đồng, nhưng khi đã phủ sóng tốt, 1000 cốc hoặc hơn nữa mỗi ngày thì sao, đâu phải là con số nhỏ? Không kể là đi kèm cafe có thể là những món đồ uống khác hoặc những món ăn nhẹ khác nữa? Cũng giống như câu chuyện về các hãng xe ôm thân thiện hôm nào, giữa một đội bát nháo lập lờ giá cả và một đội chỉn chu tề chỉnh, công khai đơn giá thì khách hàng sẽ tin cậy và chọn ai nhiều hơn?

Xa hơn một chút nữa, bạn nghĩ sao về sự kết hợp giữa cafe dạo và thùng đá đa năng Coolest Cooler? Rất gọn gàng, có thể phục vụ thêm nhiều món đồ uống khác cả nóng và lạnh. Mỗi khi dừng chân ở đâu thì đều có thể tạo nên ở đó một không gian âm nhạc sôi động cho giới trẻ hoặc một quán cafe di động với những bản nhạc du dương nhẹ nhàng bên một bờ hồ, dưới một tán cây mát mẻ nào đó … Nếu bạn thấy hay và muốn làm, hãy cứ thử đi, ý tưởng này dành cho bạn đấy … đến lúc đó, có thể mời tớ một cốc cafe không?

Cafe dạo kết hợp với Coolest Cooler, tại sao lại không nhỉ?
Cafe dạo kết hợp với Coolest Cooler, tại sao lại không nhỉ?
Chuyện R&D

[IDK] Ý tưởng hay, giá trị ngay


Khi nghe chúng tôi, MES LAB, giới thiệu về chương trình đào tạo “Kỹ thuật phát triển ý tưởng”, nhiều bạn có hỏi về lợi ích của khóa học, và liệu một ý tưởng tốt có thể mang lại những gì? Thật khó nói bằng lời, chi bằng bạn hãy nhìn hình ảnh này …. 

Kết quả huy động vốn đầu tư trên Kickstarter của dự án Coolest Cooler.
Kết quả huy động vốn đầu tư trên Kickstarter của dự án Coolest Cooler.

Đây là thông tin về một dự án huy động vốn rất thành công trên website Kickstarter trong năm nay, dự án thùng đá đa năng Coolest Cooler. Mục tiêu đặt ra của nhóm  tác giả khi giới thiệu ý tưởng sản phẩm này chỉ là 50 nghìn USD, một con số cũng không quá nhiều nếu bạn biết giá sản phẩm dự kiến của họ là 185$. Nhưng khi kết thúc đợt huy động vốn trên Kickstarter, số tiền đầu tư mà họ nhận được lên tới hơn 13 triệu đô, gấp gần 300 lần số vốn họ cần. Điều đó cũng đồng nghĩa, dù mới chỉ là mẫu minh họa cho ý tưởng mà họ đã nhận được hơn 65 nghìn đơn hàng thanh toán trước, một con số không tệ. Vậy sản phẩm của họ có gì mà hấp dẫn vậy?

Xuất phát từ niềm đam mê, và sự quan sát kỹ lưỡng thói quen những người ham du lịch, họ thấy rằng những thùng đựng đá mọi người hay dùng thật đơn điệu, ngoài đựng đá thì chẳng có thêm nhiều tiện ích. Một ý tưởng mới nảy sinh, tại sao không biến cái thùng đá nhàm chán đó thành một sản phẩm đa năng, được tích hợp thêm nhiều tiện ích? Một bộ loa bluetooth cho những buổi píc nic thêm sôi động, một máy say sinh tố cho những món đồ uống hấp dẫn, mở nắp chai, khay cài dao đĩa, sạc dự phòng, ngăn chứa nhiều khoang, tay kéo, bánh xe, dây chun buộc đồ, khả năng chống nước …   hầu như tất cả những gì bạn cần cho chuyến du lịch thú vị đều có thể tìm thấy chỉ trong một sản phẩm này. 

Ý tưởng hay đưa ra đúng thời điểm tốt. Không cần hoành tráng, chỉ cần đáp ứng tốt những nhu cầu của mọi người, bạn thấy giá trị thế nào rồi đấy … liệu có cần thêm lời nào để chứng minh lợi ích nếu bạn biết cách chọn lọc và phát triển những ý tưởng hay?

Hãy tìm hiểu và đăng ký tham gia khóa học “Kỹ thuật phát triển ý tưởng sản phẩm” http://meslab.vn/idk3

Chuyện R&D

[MES LAB R&D] Khơi ý tưởng, khởi thành công


Để ý tưởng không dừng lại ở ý tưởng

NHIỆT HUYẾT SỤC SÔI

Mong muốn được chứng tỏ bản thân, được thể hiện khả năng của mình, dù còn ngồi trên ghế giảng đường hay đã bắt đầu bước trên đường đời, các bạn sẵn sàng lăn xả để thực hiện những ý tưởng của mình với suy nghĩ nhiều khi đơn giản: “người khác làm được thì ta cũng làm được”.

VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN

Rối bời với hàng loạt ý tưởng, cái gì cũng thích, cái gì cũng muốn nhưng lại chẳng biết bắt đầu từ đâu, nên làm cái gì trước, cái gì sau .. Lựa chọn ý tưởng theo cảm tính, không tính toán năng lực và khả năng đáp ứng của mình để chọn những ý tưởng phù hợp. Trừ một số rất ít may mắn, thất bại dường như là những gì nhìn thấy trước đối với số đông còn lại. Khi đó, bạn có dừng lại đủ lâu để suy xét “tại sao ta thất bại?” trước khi lao tiếp vào một ý tưởng khác.

BAO NHIÊU THÌ ĐỦ?

Mọi người thường hay tự an ủi “thất bại là mẹ thành công”. Nhưng liệu một thành công có thể đủ cho bao nhiêu lần thất bại? Tiêu hao cơ hội, tiêu hao thời gian, tiêu hao công sức, tiêu hao tiền bạc, tiêu hao nhiệt huyết, tiêu hao tinh thần… bạn có thể và sẵn sàng trả giá bao nhiêu trước khi học được cách thành công?

THIẾU GÌ BÙ NẤY?

“Nâng cao kỹ năng mềm” để “làm giàu không khó”, “làm giàu ngay cả trong khi ngủ”, “mở cửa tương lại”. Hiểu được tâm lý thích tự lập, muốn có thu nhập cao của mọi người, rất nhiều nơi, rất nhiều địa chỉ đào tạo liên tục mở lớp với những lời mời chào như vậy. Lại một cuộc chạy đua mới trong việc mở rộng và nâng tầm kiến thức. Lại thêm những tiêu hao nhưng liệu có giúp bạn giải quyết được vấn đề một cách tổng thể? Liệu bạn lựa chọn khóa học theo cảm tính hay có sự định tính rõ ràng, “đó là thứ tôi cần”?

MES LAB LÀ KHÁC BIỆT

Khác biệt hoàn toàn, chúng tôi không dạy bạn cách “làm giàu chỉ sau một giấc ngủ”, cũng không hướng dẫn bạn “làm giàu không khó”. “Không có bất cứ một công thức làm giàu nào có thể áp dụng cho cả triệu người. Muốn làm giàu phải tích lũy kiến thức vững vàng, nghiên cứu thị trường, học hỏi kinh nghiệm, luôn sáng tạo”. Điều chúng tôi làm là giúp bạn có được các phương pháp, công cụ cần thiết để từng bước hiện thực hóa ý tưởng một cách khoa học, không cảm tính hay ngẫu hứng.

KHƠI Ý TƯỞNG, KHỞI THÀNH CÔNG

Định tính, định lượng rõ ràng từng ý tưởng, từng lựa chọn. Thu thập, phân tích kỹ càng, chi tiết từng nhu cầu, khả năng đáp ứng, điều kiện thực hiện … Xác định rõ ràng từng mục tiêu để hoàn thành, từng điểm mạnh yếu để phát huy và bổ sung. Giảm thiểu sai lầm, tối đa hóa tính khả thi. Bớt đi sự trả giá, rút ngắn con đường đến thành công hẳn không chỉ là suy nghĩ của riêng chúng tôi. Còn với bạn, những điều đó có thực sự giá trị hay không?.

ĐỂ Ý TƯỞNG KHÔNG DỪNG LẠI Ở Ý TƯỞNG

Hiện thực hóa ý tưởng bằng các phương pháp tính toán khoa học. Kết hợp chặt chẽ lý thuyết với thực hành. MES LAB là đơn vị tiên phong ở Việt Nam cung cấp đầy đủ các kiến thức về “Thiết kế và phát triển sản phẩm” trong các khóa học BOOTCAMP và BOOTCAMP PLUS. Dù học tập hay làm việc trong bất lĩnh vực ngành nghề nào, ở bất cứ quy mô nào, bạn cũng đều tìm thấy ở khóa học này những giá trị thiết thực để nâng cao hiệu quả công việc.

THÔNG TIN VỀ KHÓA HỌC

Khai giảng: 9h00 sáng Chủ Nhật, ngày 10/08/2014

Nội dung:

  • Bootcamp: 12 buổi lý thuyết và thực hành cơ bản
  • Bootcamp Plus: 12 buổi lý thuyết và thực hành cơ bản + 12 tuần thực hiện dự án thật
  • Bootcamp Online: học trực tuyến các nội dung trên.

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ đường dây nóng:

  • KV miền Bắc: Mr Đức – 0989 719 900
  • KV miền Nam: Mr Khoa – 0915 148 723
Cộng đồng

Những poster của MES


Những poster của MESLAB

Mới thế mà đã 3 năm, từ lần đầu tiên MESLAB chính thức tổ chức hội thảo và lên sóng VTC2, tớ gắn với việc thiết kế các poster cho những kỳ hội thảo của MES. Mỗi poster không chỉ là công sức mà còn ẩn chứa những ý tưởng, giấc mơ và hy vọng … theo từng bước trưởng thành lớn mạnh của MESLAB. Cùng với đó, mỗi lần thiết kế lại là một lần kiểm tra lại và nâng khả năng sáng tạo của mình lên cao hơn, chuyên nghiệp hơn. Và mỗi mẫu poster luôn là sáng tạo ngẫu hứng bất ngờ … giống như một duyên số, cái duyên giúp tớ hiện thực hóa ý tưởng của mình, cái duyên để mọi người đến với nhau và thân thiết với nhau ….

Tiếp tục đọc “Những poster của MES”