Kỹ thuật vật liệu

Tổ chức tế vi của một số loại thép


Trong học tập cũng như trong thực tế công việc của những người làm về vật liệu, nhất là vật liệu kim loại, việc phải so sánh, đánh giá tổ chức của một số mác vật liệu so với tiêu chuẩn nhiều khi không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc có được một bộ atlas chuẩn không hề đơn giản và rẻ tiền. Trong khả năng cho phép, hiện giờ tôi có được ảnh tế vi của một số mác thép theo tiêu chuẩn Nga chia sẻ cho mọi người.

Tổ chức tế vi của thép 5XHM đã nhiệt luyện

Tiếp tục đọc “Tổ chức tế vi của một số loại thép”

Kỹ thuật vật liệu, Tài liệu tham khảo

[Tổng hợp] Thép không gỉ


1. Giới thiệu:

Thép không gỉ, hay còn gọi là inox (từ gốc tiếng Pháp: inoxydable) là một loại thép hợp kim có chứa Cr (với hàm lượng Cr tối thiếu là 10.5% khối lượng). Nếu các loại thép thông thường khi tiếp xúc với các tác nhân oxy hóa (như không khí, độ ẩm …) sẽ tạo thành gỉ sắt và ăn mòn vào lớp vật liệu bên trong, thì trong thép không gỉ, khi hàm lượng Cr đủ cao, trên bề mặt nó sẽ hình thành một lớp màng thụ động là oxit crom có tác dụng ngăn cản quá trình tạo gỉ và ăn mòn vào lớp vật liệu bên trong khiến cho bề mặt nó luôn tạo cảm giác sáng bóng.

Nhờ những đặc tính nổi bật, ngày nay, thép không gỉ được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, y tế, đời sống … Tuy nhiên, vì cái tên “không gỉ”, đây cũng làm loại vật liệu hay được lạm dụng  vì nhiều mục đích khác nhau, nhất là đối với các ứng dụng trong đời sống. Nhưng thực tế, khả năng chịu ăn mòn của loại thép này tùy thuộc theo các thành phần hợp kim của nó và môi trường sử dụng, trong nhiều trường hợp, nó còn nhạy cảm với ăn mòn hơn cả thép thường (nhất là trong dung dịch muối clo, VD: muối ăn NaCl …)

Tiếp tục đọc “[Tổng hợp] Thép không gỉ”

Kỹ thuật vật liệu, Tài liệu tham khảo, Thủ thuật

Bảng chuyển đổi độ cứng


Trong quá trình kiểm tra độ cứng sản phẩm, do điều kiện thiết bị, không phải lúc nào người kiểm tra cũng có thể xác định được theo đúng thang đo độ cứng yêu cầu. Nhiều khi, các giá trị đo phải được chuyển đổi từ một thang đo khác (theo phương pháp đo khác). Đáp ứng yêu cầu thực tế đó, nhiều công ty, nhất là các hãng cung cấp thiết bị đo, đã cung cấp bảng chuyển đổi độ cứng giữa các thang đo khác nhau (hoặc tích hợp ngay trong các phần mềm đo độ cứng).

Trong bài viết này, xin giới thiệu với các bạn một trong số chúng: bảng chuyển đổi độ cứng của hãng Misumi – USA (http://www.misumiusa.com).

Download tại đây: http://www.mediafire.com/file/otnhenjcmyg/ConversionTableofHardness.pdf

Kỹ thuật vật liệu, Tra cứu vật liệu

JIS G3445 STKM


Quy ước đặt tên: STKMxxh – y – z

  • STKMxxh : mác vật liệu (STKM: Thép ống Carbon dùng trong kết cấu máy)
    • xx : phân nhóm thép ống.
    • H : cấp độ cứng của ống theo chế độ nhiệt luyện.
    • A: mềm (ủ)
    • B: độ cứng trung bình
    • C: cứng
  • y : phần mở rộng, cho biết phương pháp chế tạo ống
    • – S : ống thép liền
    • – E: ống thép hàn điện trở (có via hàn)
    • – B: ống thép hàn tiếp xúc (không có via hàn)
  • z : phần mở rộng cho biết phương pháp xử lý nhiệt kết thúc
    • – H: gia công nóng (kéo nóng)
    • – C: gia công nguội (kéo nguội)
    • – G : phương pháp gia công khác (chỉ dùng với ống hàn điện trở)

Tiếp tục đọc “JIS G3445 STKM”

3D Design, Cộng đồng, Kỹ thuật vật liệu, Thủ thuật

Các bài thuyết trình trong Hội thảo Kỹ năng thiết kế hiện đại


Bài thuyết trình về Kỹ năng thiết kế hiện đại – Tiến sỹ Nguyễn Đắc Trung, Phó viện trưởng Viện cơ khí.


Presentation: http://www.mediafire.com/?mm5mbuo4zwk

Bài giới thiệu về Meslab – Worm

Presentation: http://www.mediafire.com/?d24nmmdzmoz

Bài thuyết trình về Thiết kế kỹ thuật – DCL

[YOUTUBE=http://www.youtube.com/watch?v=8fTHcOmn1Hs]
Presentation: http://www.mediafire.com/?lzifzn0ytni

3D Design, Cộng đồng, Kỹ thuật vật liệu

MESLAB trên VTC2


Phóng sự giới thiệt về MESLAB trên kênh truyền hình VTC2 – Đài truyền hình kỹ thuật số VTC – năm 2009.

Kỹ thuật vật liệu, Thủ thuật

Màu thép theo nhiệt độ nung


(Nguồn: http://members.optushome.com.au/terrybrown/HeatTemperChartEtc.html )

1. Màu của thép khi nung nóng:
steel,heat

2. Màu của thép hợp kim thấp sau ram:
steel,heat

Kỹ thuật vật liệu, Tài liệu tham khảo

Kiểm tra mác thép bằng tia lửa mài


1. Giới thiệu

  • Kiểm tra bằng hoa lửa là một phương pháp kiểm tra sơ bộ để phân loại nhanh hợp kim hệ sắt (sắt, thép, gang). Phương pháp này được thực hiện bằng cách quan sát hoa lửa tạo ra khi mài mẫu trên máy mài, sau đó đối chiểu với ảnh (hoặc đồ thị) chuẩn hoặc với hoa lửa của mẫu chuẩn.
  • Phương pháp này do Max Bermann, một kỹ sư làm việc ở Budapest (Hungary), đưa ra lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông ta phát hiện sự khác nhau giữa hoa lửa của các mác thép. Ông ta khẳng định có thể phân biệt được các loại thép khác nhau dựa trên %C và tỷ lệ các nguyên tố hợp kim. Thậm chí, ông ta còn khẳng định phương pháp này có thể đạt tới độ chính xác 0.01%C.
  • Phương pháp này được sử dụng nhiều trong các nhà máy, phân xưởng cơ khí, chế tạo dụng cụ, nhiệt luyện và đúc do tính chất nhanh, dễ dàng và rẻ tiền. Hơn nữa, phương pháp này không đòi hỏi phải chế tạo, gia công mẫu kiểm phức tạp; chỉ cần 1 mẩu vật liệu, thậm chí có thể dùng máy mài cầm tay để tạo hoa lửa. Nhược điểm chính của phương pháp này là không thể xác định chắc chắn mác vật liệu, nếu yêu cầu xác định chắc chắn thì buộc phải phân tích thành phần hóa học. Ngoài ra, phương pháp này cũng gây hỏng bề mặt vật liệu.
  • Từ những năm 1980, khi việc đầu tư các trang thiết bị kiểm tra thành phần vật liệu không còn quá khó khăn, phương pháp kiểm tra hoa lửa không còn được sử dụng nhiều trong công nghiệp.

Tiếp tục đọc “Kiểm tra mác thép bằng tia lửa mài”

An toàn hóa chất, Kỹ thuật vật liệu

Hướng dẫn sử dụng an toàn: Axit HCl


Axit Clohydric.

1. Nhận dạng hóa chất:
Tên khoa học : Hydrochloric Acid

NFPA - HCl

Tên thường gọi: Axit HCl
CTHH: HCl
2. Tính chất lý hóa:
Dạng tồn tại:
  • thể khí: không màu
  • thể lỏng: khi đặc sánh có màu vàng sáng, mất màu khi pha loãng
Độ ổn định
  • ổn định, nhưng phản ứng mạnh với phần lớn kim loại,
    ba zơ và nhiều hợp chất khác
Điểm hóa hơi: – 25 °C (đậm đặc)
Điểm sôi: 109 °C (đậm đặc)
Độ hòa tan: Tan vô hạn trong nước
Tỷ trọng: 1.19 (đậm đặc), giảm dần về 1 khi pha loãng
3. Tính chất độc hại:
  • Gây ảnh hưởng nghiêm trọng khi tiếp xúc với mắt và da
  • Ăn mòn rất mạnh khi đậm đặc, ăn mòn yếu khi pha rất loãng
  • Gây nhiễm độc khi hít phải (axit đặc bay hơi mạnh tạo hỗn hợp khí HCl)
4. Quy tắc an toàn:
  • Luôn mang kính bảo vệ
  • Không để axit tiếp xúc trực tiếp với da
  • Sử dụng găng tay (chịu axit) khi làm việc
  • Khu vực làm việc phải thoáng khí, có hệ thống thông gió tốt
5. Sơ cứu:
Tiếp xúc với mắt:
  • Xả liên tục bằng nước sạch trong ít nhất 10 phút.
  • Gọi cấp cứu y tế
Tiếp xúc với da:
  • Xả nước sạch liên tục
  • Gỡ bỏ quần áo
  • Nếu da bị tấy đỏ hoặc bị hủy hoại, gọi cấp cứu y tế.
Nuốt, uống nhầm:
  • Cho uống thật nhiều nước sạch
  • Gọi cấp cứu y tế
6. Thải bỏ:
Axit loãng:
  • Số lượng ít có thể đổ vào thùng chứa có lượng nước lớn, trừ khi có quy định cấm khác.
  • Số lượng lớn: phải trung hòa trước khi thải bỏ
Axit đặc:
  • Không đổ vào thùng
  • Trung hòa trước khi thải bỏ
7. Trang bị bảo hộ:
  • Kính bảo hộ
  • Găng tay: neoprene, cao su butyl, cao su tự nhiên hoặc nitrile.
  • Hệ thống thông gió: khi làm việc với axit đậm đặc, thông gió tốt là yếu tố sống còn